Quy hoạch tuyến đường Tây Thăng Long

Tuyến đường Tây Thăng Long có lịch sử quy hoạch thuộc địa phận của tỉnh Hà Tây (cũ) đã được phê duyệt năm 2006. Tuy nhiên, năm 2008 khi Hà Tây sáp nhập với Hà Nội thì UBND TP. Hà Nội cũng đã nhận định tuyến đường này là trục phát triển kinh tế – xã hội, có khả năng tham gia phát triển kinh tế, đô thị hóa, du lịch. Quan trọng nhất là giảm tình trạng quá tải giao thông cho quốc lộ 32 hiện tại. 

quy hoach duong tay thang long

Chi tiết quy hoạch tuyến đường Tây Thăng Long

Căn cứ vào quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì tuyến đường Tây Thăng mục đích nối Hà Nội và Hà Tây (cũ) có chiều dài toàn tuyến là 33km và đi qua các Quận, Huyện, Thị Xã lần Lượt: Quận Tây Hồ – Quận Bắc Từ Liêm – Huyện Đan Phượng – Huyện Phúc Thọ – Thị Xã Sơn Tây.

Theo đó, trục đường Tây Thăng Long nối từ Hồ Tây – Ba Vì tạo ra các trục không gian cảnh quan từ Trung tâm Ba Đình – Hồ Tây về các phía Cổ Loa, Sóc Sơn, Ba Vì. Trục đường này hỗ trợ liên kết các không gian cảnh quan lớn từ Ba Đình – Hồ Tây – Tây Hồ Tây – Trung tâm văn hóa du lịch Ba Vì. Trục này nên kết thúc tại trước Hồ Đồng Mô, chân núi Ba Vì.

Ngoài ra, đầu tư xây dựng tuyến đường này còn giúp kết nối trung tâm Thủ đô với khu đô thị Tây Hồ Tây, khu công nghiệp Nam Thăng Long, phân khu đô thị F1 và các phân khu đô thị khác trên đường vành đai 4.

Cụ thể, thông tin tổng quan về tuyến đường được quy hoạch như sau:

  • Vị trí: Điểm đầu xuất phát tại nút giao với đường Võ Chí Công (nhà thi đấu Xuân La). Điểm cuối tại nút giao đường 32 và Lê Lợi (Thị Xã Sơn Tây)
  • Cấp hạng tuyến đường: Đường cấp đô thị (loại đường trục chính đô thị)
  • Chiều dài toàn tuyến: 33km, đi qua 5 quận, huyện, thị xã là: quận Tây Hồ, quận Bắc Từ Liêm, huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ và Thị Xã Sơn Tây.
  • Quy mô mặt cắt ngang: Bề rộng mặt cắt đường điển hình B=60.5m gồm 02 lòng đường xe chạy chính rộng 11.25m x 2=22.5m; 02 lòng đường gom rộng 7mx2=14m; dải phân cách trung tâm rộng 6m; 02 dải phân cách giữa lòng đường chính và đường gom rộng 1mx2=2m; vỉa hè hai bên đường rộng 8mx2=16m. Riêng đoạn từ Vành đai 4 đến Sơn Tây chỉ rộng còn 40m
  • Chạy qua các dự án: Khu đô thị Tây Hồ Tây Starlake, khu các Bộ ngành Tây Hồ Tây, khu Ngoại Giao Đoàn, khu đô thị Vinhomes Wonder Park Đan Phượng, khu đô thị Phoenix Garden,….
  • Giao cắt với các tuyến đường: Đường Võ Chí Công, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, đường Phạm Văn Đồng, đường Văn Tiến Dũng, đường vành đai 3.5, đường nối 3 phân khu đô thị S1, S2, S3; đường vành đai 4.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường Tây Thăng Long với Đại lộ Thăng Long và quốc lộ 32 chính là những trục đường giao thông huyết mạch quan trọng giúp thúc đẩy phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế – xã hội của khu vực phía Tây Thành Phố.

quy hoach giao thong tay thang long

Giao thông, bất động sản được hưởng lợi từ quy hoạch tuyến đường Tây Thăng Long?

Trong tương lai, đường trục hướng tâm Tây Thăng Long từ Vành đai 4 đến hồ Tây khi thông xe sẽ giúp hàng loạt khu dân cư, khu đô thị được lợi đặc biệt là các khu vực thuộc địa phận quận Bắc Từ Liêm. Hiện tại tuyến đường đang được gấp rút thi công hoàn thiện, dưới đây tóm tắt tiến độ thi công hiện tại để quý quý khách nắm được.

  • Đoạn đầu tuyến kết nối Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng, thuộc khu đô thị Ngoại Giao Đoàn được hoàn thiện đầu tiên và đã đưa vào sử dụng, có chiều dài 2,6km.
  • Đoạn từ Phạm Văn Đồng đến Văn Tiến Dũng đã khởi công ngày 15/12/2019, có chiều dài 3,3km với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Tuyến đường có mặt cắt hơn 60m, bao gồm 2 lòng đường xe chạy chính, 2 đường gom và các dải phân cách. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào năm 2021. Để đảm bảo tiến độ, công trình sẽ thực hiện theo phương châm giải phóng mặt bằng đến đâu sẽ thi công đến đó. Đây là đoạn đường quan trọng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân quận Bắc Từ Liêm vừa góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt.
  • Đường Tây Thăng Long đoạn từ Văn Tiến Dũng đến Vành đai 3.5 có tổng chiều dài 2,8km đã hoàn thành một bên đường và phương tiện có thể di chuyển từ lâu.
  • Trục đường Tây Thăng Long từ Vành đai 3,5 (đoạn gần đường Tây Tựu) đến Vành đai 4 chưa thi công. Trong tương lai đoạn đường này hoàn thành thì việc di chuyển của người dân về nội đô vô cùng thuận tiện và dễ dàng, chỉ mất hơn chục km là có thể đến hồ Tây thay vì hơn 20km như hiện tại. 

Vài năm trở lại đây, giá đất một số khu vực xung quanh gần đường Tây Thăng Long đang nhích dần khi đoạn đường qua các địa bàn thi công đang dần hoàn thiện. Theo đó, các khu vực như Phúc Lý, Trung Kiên, Đại Cát, Liên Mạc… của quận Bắc Từ Liêm và một số xã thuộc huyện Đan Phượng giá đất đã nhích dần từ năm 2018.

Bên cạnh đó, hiện nay có khá nhiều các khách hàng, các nhà đầu tư cũng tìm hiểu và dành sự quan tâm đặc biệt về tuyến đường này, từ quy hoạch đến tiến độ triển khai, bởi các nhà đầu tư cũng đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư bất động sản xung quanh hai bên tuyến đường đi qua. Các KĐT ở Đan Phượng đang được chú ý như: The Phoenix Garden, Vinhomes Wonder Park, Tân Tây Đô…

anh

Trong đó đáng chú ý nhất là Đại đô thị Vinhomes Wonder Park Đan Phượng của ông lớn Vingroup đang được quý nhà đầu tư đặc biệt quan tâm bởi đây là khu đô thị sinh thái được Vingroup quy hoạch và xây dựng đồng bộ, hiện đại mang đến cho khách hàng không gian sống tiện nghi, đẳng cấp nhưng vẫn tận hưởng trọn vẹn không gian sống trong lành, thoáng đãng và đặc biệt khi tuyến đường Tây Thăng Long hoàn thiện thì cư dân dự án di chuyển về khu vực Tây Hồ Tây chỉ mất 10 – 12 phút di chuyển. Quý khách có thể cập nhập thông tin mới nhất về tuyến đường Tây Thăng Long tại đây: https://ngoquocdung.com

CAM KẾT TƯ VẤN CHÍNH XÁC, NHIỆT TÌNH, TẬN TÂM